Archives

Ukraine: Khi nghệ sĩ toàn lực ra trận

Phan Tấn Hải

01 tranh cua Marta Koshulinska
Đề tài tranh vẽ của nữ họa sĩ Marta Koshulinska
là trẻ em và phụ nữ trong cuộc chiến, là nước mắt tan tác
.

Sức mạnh nào đã thúc đẩy toàn dân Ukraine cùng ra trận chống quân Nga? Hẳn phải là hồn nước, một cái gì không thấy được, nhưng nối kết được toàn dân cùng nhau một lòng ra trận. Có thể định nghĩa rằng hồn nước là cái gì làm cho dân tộc Ukraine khác biệt với Nga, để toàn dân Ukraine thấy rằng hễ trận này mà thua, là những bản sắc truyền thống sẽ bị xóa sổ. Cũng y hệt như trong những ngày cuối năm 1788, trước khi đưa binh lực Tây Sơn ra Bắc để đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và viết hịch triệu mời toàn dân, toàn quân cùng ra trận để gìn giữ những gì rất là Việt Nam: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ…” Phải có một cái gì rất là trân quý Việt Nam, mới đưa toàn dân ra trận được. Tương tự, Ukraine cũng như thế, cũng có một hồn nước Ukraine để kết chặt toàn dân thành một tuyến phòng thủ, nơi những người bình thường sẵn sàng bước ra giữa mưa đạn.
xem tiếp

Chuyện Cô Mèo Lên Cõi Trời

Phan Tấn Hải

01 tac gia va bia sach 2 an ban khac nhau
Từ phải: Tác giả Elizabeth Coatsworth và hai bìa khác nhau của hai lần tái bản “The Cat Who Went to Heaven.”

Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại. Truyện này có nhan đề “The Cat Who Went to Heaven” – nghĩa là “Cô Mèo Lên Cõi Trời” và kể về một con mèo được chàng họa sĩ vẽ vào một bức tranh có chủ đề Đức Phật Nhập Niết Bàn, và rồi một phép lạ xảy ra. Dĩ nhiên là truyện hư cấu, vì nếu bạn có mua vé phi cơ để bay sang Nhật, thì có tìm cả chục năm cũng không dò ra nơi sinh của chàng họa sĩ trong truyện, và cũng không hề thấy ngôi chùa nào đang treo bức tranh Phật trước khi nhập Niết Bàn đã từ bi thò tay ra ban phước cho một con mèo nhỏ tội nghiệp.
xem tiếp

Kim Minh Quốc: họa sĩ cung đình nổi tiếng về tranh Thiền

Phan Tấn Hải

H 1 nha su va chim hac
Nhà sư và chim hạc

Họa sĩ Gim Myeong-guk, sinh năm 1600, từ trần khoảng sau năm 1662 (?), tên còn được ghi là Kim Myeong-guk, là một họa sĩ toàn thời gian trong vương triều Joseon Kingdom của Hàn Quốc. Tên ông phiên âm theo Hán tự là Kim Minh Quốc (金明國). Các nhà phê bình nghệ thuật đời sau nói rằng Kim tuy là một họa sĩ cung đình nhưng cũng là một nghệ sĩ tiên phong vẽ ra những tác phẩm riêng đúng với tính cách và cảm xúc của ông. Hầu hết các bức tranh của Gim Myeong-guk liên quan đến con người đều có chủ đề Phật giáo và mang một phong cách nghệ thuật cụ thể.
xem tiếp

Nguyện Cầu Thế Giới Yên Bình

Đinh Trường Giang

Quá nhiều biến động trong mấy năm qua.
Mong năm mới sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người.
Chú mèo năm nay chắp tay cầu nguyện cho thế giới yên bình.

Đinh Trường Giang thực hiện

(Xin bấm vào tranh để xem hình ảnh rõ hơn)

Bernice Bing: Những nét vẽ Thiền

Phan Tấn Hải

__ 01 hoa si Bernce bing
Trái: Tranh “Chân dung tự họa với mặt nạ” (Bernice Bing, 1960). Giữa: Bernice Bing khoảng 1960s. Phải: Tranh “Vital Energy” (Bernice Bing, 1986)

Bà là một họa sĩ độc đáo. Nói độc đáo bởi vì, bà nổi bật trong kiểu rất riêng, với tài năng và đời sống không hề giống ai hết. Họa sĩ Bernice Bing (1936-1998) là một họa sĩ người Mỹ gốc Hoa, đồng tính nữ, hoạt động trong làng nghệ thuật Vùng Vịnh San Francisco Bay trong thập niên 1960s, có ảnh hưởng từ nền văn hóa Beats – kiểu phóng khoáng hippies có chất phản kháng xã hội – trong khi bản thân họa sĩ Bing chịu ảnh hưởng Thiền Tông, và đưa ảnh hưởng Thiền vào nét vẽ trừu tượng thư pháp mà Bing ảnh hưởng sau khi học với họa sĩ Nhật Bản Saburo Hasegawa. Làm thế nào trong một họa sĩ lại có rất nhiều yếu tố thiểu số như thế: gốc Á châu, đồng tính nữ, văn hóa Beats, và nét vẽ Thiền Tông?
xem tiếp

Để Nhớ Một Ngọn Núi — Họa Sĩ Võ Đình

Nguyên Giác

blank
Họa sĩ Võ Đình

Tôi có một vài ký ức về họa sĩ Võ Đình. Gặp nhau thực sự không nhiều, nhưng hình ảnh về anh vẫn khắc sâu trong trí nhớ.

Trong những ngày tôi cư trú ở Virginia, gặp họa sĩ Võ Đình thường là trong một số sự kiện cộng đồng, có khi tại nhà một vài người trong giới văn nghệ — mà thời đó, những năm cuối thập niên 1980s, tôi là một người tuổi nhỏ, so với các bậc tôn túc có dịp quen thân và làm việc chung, như Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, nhà văn Trương Anh Thụy, nhà bình luận Trương Hồng Sơn (bây giờ là họa sĩ Trương Vũ)…
xem tiếp